Béo phì là một vấn đề sức khỏe do sự kết hợp của nhiều nguyên nhân. Các nguyên nhân có thể gây ra tăng cân béo phì có thể kể đến như: lối sống không lành mạnh, hoạt động ít, môi trường sống, chế độ ăn, sử dụng thuốc kê toa,… Theo số liệu của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tình trạng béo phì trên toàn thế giới đã tăng gần gấp ba lần kể từ năm 1975 (1). Béo phì không chỉ đem đến những bất lợi về mặt thẩm mỹ mà chúng còn chính là tác nhân gây ra các mầm bệnh gây chết người khác như các bệnh về tim mạch, xương khớp hoặc ung thư. Hiện nay, đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu được diễn ra để tìm ra những biện pháp không chỉ hỗ trợ giảm cân mà còn giúp phòng chống các căn bệnh mà béo phì có thể gây ra.
- Lá phan tả diệp và Cascara Sagrada – kích thích nhu động ruột
- Bột vỏ hạt mã đề (vỏ Psyllium) – lợi nhuận tràng
- Lactobacillus Acidophilus – bảo vệ đường tiêu hoá
- Bột hạt lanh – hỗ trợ nhuận tràng và làm no
- Chiết xuất nha đam và bột rễ cây cam thảo – giảm hấp thu chất béo
- Dầu MTC – giúp tiêu hao năng lượng và ức chế cơn đói
Lá phan tả diệp và Cascara Sagrada với chức năng kích thích nhu động ruột
Phan tả diệp (senna) là một loại thuốc thảo dược được làm từ lá, hoa và quả của một nhóm lớn thực vật có hoa trong họ Đậu. Từ lâu, các chiết xuất từ cây phan tả diệp đã rất phổ biến như một phương pháp làm nhuận tràng, hỗ trợ giảm cân và giải độc. Cascara sagrada là một loại cây bụi có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Vỏ cây phơi khô thường được dùng để làm thuốc nhuận tràng. Điểm chung của lá phan tả diệp và cascara sagrada đều có chứa thành phần anthraquinones. Anthraquinones được cho là tăng lượng chất lỏng trong ruột kết giúp khối lượng phân được tăng lên. Chúng sẽ kích thích các cơn co thắt trong ruột kết (nhu động ruột), đẩy nhanh quá trình bài tiết và hỗ trợ quá trình vận chuyển phân dễ dàng hơn (2)(3). Đã có nhiều thử nghiệm lâm sàng cho thấy lá phan tả diệp còn có thể làm mềm phân và tăng tần suất cũng như khối lượng phân ướt và khô (2).
Bột vỏ hạt mã đề (vỏ Psyllium) giúp lợi nhuận tràng
Psyllium là một loại chất xơ được chiết từ vỏ ngoài của hạt cây mã đề. Vỏ hạt mã đề luôn được xem là một chất chống nhuận tràng hiệu quả. Khi vỏ hạt mã đề đi vào cơ thể và tiếp xúc với nước, chúng sẽ nở thành dạng gel với khối lượng lớn trong suốt và không màu. Điều này sẽ kích thích nhu động ruột, tăng tốc độ di chuyển phân qua đường tiêu hoá dễ dàng và đều đặn hơn mà không làm tăng đầy hơi. Chính vì hàm lượng chất xơ dồi dào, vỏ hạt mã đề còn làm no lâu hơn và giảm các cơn đói (4). Chúng còn có lợi trong việc giảm cholesterol, một trong những vấn đề thường gặp ở các trường hợp dư cân béo phì (3). Ngoài ra, vỏ hạt mã đề còn là một nguồn thức ăn cho cho các vi sinh vật sống hữu ích cho đường ruột (5).
Lactobacillus Acidophilus bảo vệ đường tiêu hoá
Lactobacillus acidophilus là những vi khuẩn có lợi sinh sống nhiều nhất trong hệ tiêu hoá của con người. Những lợi ích của chúng có thể kể đến như: bảo vệ đường tiêu hoá, giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, giúp cơ thể kiểm soát quá trình tiêu hoá thức ăn, giảm cholesterol,… Các nhà khoa học đã chứng minh rằng các vi sinh vật sống này có khả năng ức chế sự hấp thụ chất béo khi ăn và làm tăng lượng chất béo được bài tiết với chất thải. Hơn thế nữa, chúng còn giúp tạo ra hormones như GLP-1, peptide YY giúp đốt cháy calo, mỡ thừa và tăng nồng độ protein ANGPTL4 giúp giảm hiện tượng lưu trữ chất béo. Khi cơ thể đang trong quá trình thanh lọc, các vi khuẩn lợi sinh sẽ vô tình bị đào thải cùng với các loại vi khuẩn khác. Vì thế, việc cung cấp các vi khuẩn lợi sinh từ thực phẩm chức năng hoặc thực phẩm hằng ngày như yaua, phô mai hoặc các đồ lên men là điều vô cùng quan trọng (6).
Bột hạt lanh hỗ trợ nhuận tràng và giúp làm no
Hạt lanh là một loại hạt có giàu chất dinh dưỡng và chất xơ. Hạt lanh có chứa 29% chất đạm mà trong đó chất xơ, bao gồm chất xơ hoà tan và không hoa tàn, chiếm đến 95%. Chất xơ hòa tan không chỉ có lợi trong việc điều chỉnh lượng đường và cholesterol trong máu mà chúng còn giúp cung cấp vi khuẩn có lợi cho đường ruột và hỗ trợ sức khỏe cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, khi được nạp vào cơ thể và gặp nước, chất nhầy trong hạt lanh trở nên đặc hơn. Kết hợp với hàm lượng chất xơ không hòa tan, điều này làm cho hạt lanh trở thành một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên. Với hàm lượng chất xơ dồi dào, hạt lanh cũng tạo cảm giác no lâu hơn và giúp giảm lượng calo nạp vào cơ thể (7).
Chiết xuất nha đam và bột rễ cây cam thảo giảm hấp thu chất béo
Nha đam là một loại cây mọng nước nổi tiếng với các đặc tính chữa bệnh của nó. Ngoài các lợi ích giúp trị bỏng hay các vấn đề liên quan đến da, các chiết xuất từ nha đam cũng đã được nghiên cứu cho thấy có thể hỗ trợ tăng khả năng sử dụng insulin để kiểm soát lượng đường trong cơ thể (8). Bên cạnh đó, nha đam còn hiệu quả trong việc giảm sự tích tụ chất béo bằng cách tăng số lượng calo mà cơ thể đốt cháy (9).
Rễ cam thảo được coi là một trong những phương thuốc thảo dược lâu đời nhất trên thế giới. Đã có nhiều cuộc nghiên cứu đã chứng minh được sự tác động tích cực của việc sử dụng cây cam thảo đối với việc giảm trọng lượng và khối lượng mỡ trong cơ thể (10)(11).
Dầu MTC giúp tiêu hao năng lượng và ức chế cơn đói
Dầu MCT là một chất bổ sung rất phổ biến đối với các vận động viên và những người tập thể hình. Cũng như lactobacillus acidophilus, dầu MTC được cho là có khả năng tạo ra peptide YY và leptin giúp tạo cảm giác no lâu hơn và ức chế các cơn đói (12). Song song với điều này, một cuộc nghiên cứu đã cho thấy dầu MTC giúp tăng tiêu hao năng lượng và thúc đẩy quá trình oxy hóa chất béo, dẫn đến sự suy giảm của các mô mỡ (13).
Tài liệu khoa học tham khảo
(1) Tổ chức Y tế Thế giới
https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/obesity-and-overweight
(2) Thư viện Y khoa quốc gia Hoa Kỳ
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3348737
(3) Theo JNDC (mạng lưới quốc tế cho các bài báo dưới dạng nghiên cứu, đánh giá, báo cáo trường hợp, bài xã luận,…với các chủ đề liên quan đến Hóa học)
https://openaccesspub.org/jndc/article/1001
(4) Theo bài nghiên cứu của bệnh viện Mount Sinai tại thành phố New York, Hoa Kỳ
https://www.mountsinai.org/health-library/supplement/psyllium
(5) Theo Healthline (trang về các thông tin y học uy tín hàng đầu của Mỹ)
https://www.healthline.com/health/psyllium-health-benefits#laxative
(6) Theo Healthline (trang về các thông tin y học uy tín hàng đầu của Mỹ)
https://www.healthline.com/nutrition/probiotics-and-weight-loss#how-probiotics-affect-body-weight
(7) Theo Healthline (trang về các thông tin y học uy tín hàng đầu của Mỹ)
https://www.healthline.com/nutrition/foods/flaxseeds#nutrition
(8) Theo Pubmed (thư viện trực tuyến thường được các nhà nghiên cứu khoa học, sinh viên sử dụng làm công cụ tra cứu tài liệu)
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23735317
(9) Theo Pubmed (thư viện trực tuyến thường được các nhà nghiên cứu khoa học, sinh viên sử dụng làm công cụ tra cứu tài liệu)
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22878390
(10) Theo Pubmed (thư viện trực tuyến thường được các nhà nghiên cứu khoa học, sinh viên sử dụng làm công cụ tra cứu tài liệu)
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29433679
(11) Theo Researchgate (trang mạng lưới chuyên nghiệp dành cho các nhà khoa học và nghiên cứu)
(12) Thư viện Y khoa quốc gia Hoa Kỳ
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4192077
(13) Thư viện Y khoa quốc gia Hoa Kỳ
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12634436