Trong những năm gần đây, rất nhiều căn bệnh vốn chỉ gặp ở người lớn tuổi đang có xu hướng trẻ hóa, tiêu biểu nhất là bệnh viêm khô khớp. Vậy viêm khô khớp là bệnh gì, ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết sau nhé.

Tìm hiểu về bệnh viêm khô khớp

Viêm khô khớp là gì?

Viêm khô khớp là hiện tượng các khớp khi vận động phát ra tiếng động lạo xạo hay lục khục. Đây là một triệu chứng của bệnh lý về khớp. Khô khớp có thể chỉ biểu hiện đơn độc cũng có thể kèm theo các triệu chứng khác của bệnh khớp như sưng, nóng, đỏ khớp, đau khớp, hạn chế vận động.

Các triệu chứng của viêm khô khớp thường phát triển theo thời gian, nhưng chúng cũng có thể xuất hiện đột ngột. Bệnh này ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của mỗi người nếu như không khắc phục bệnh sớm thì có thể gây ra những biến chứng trầm trọng.

Các dấu hiệu của bệnh viêm khô khớp?

Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ chưa có biểu hiện đau nhức mà chỉ thấy tiếng lạo xạo hoặc lục khục khi cử động, nhất là lớp vai, khớp cổ tay, khớp gối và khớp cổ chân.

Bệnh nhân sẽ xuất hiện cơn đau và sưng khi không được điều trị do các khớp va chạm vào nhau mà không có dịch bôi trơn. Cơn đau nhức sẽ ngày càng dữ dội hơn khi bệnh trở nặng.

Ở giai đoạn nặng, khớp không được nuôi dưỡng sẽ khô cứng lại, gây đau nhức, sưng viêm trầm trọng, làm cản trở mọi hoạt động của bệnh nhân. Đặc biệt có thể xảy ra tình trạng teo cơ, biến dạng khớp, khớp to hơn bình thường hoặc cong vẹo.

Các biến chứng nguy hiểm của viêm khô khớp

Khô khớp tuy không đe dọa tính mạng người bệnh nhưng những cơn đau nhức khó chịu, kéo dài dai dẳng không có điểm dừng gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến cuộc sống của bệnh nhân.

Người bệnh vận động khớp ngày càng khó khăn khi đi lại, khi chạy nhảy, co duỗi chân, đứng lên ngồi xuống.

Nếu viêm khô khớp ngày càng nặng trong thời gian dài có thể gây teo cơ quanh khớp, chân bị cong vẹo, đi khập khiễng, khó cầm nắm bằng tay.

Ngoài ra, tình trạng khô khớp gối có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa, gây đau nhức thắt lưng và toàn thân. Liệt khớp là biến chứng nghiêm trọng có thể dẫn đến tàn phế cả đời, rất khó chữa trị.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm khô khớp?

Sụn ​​là một mô cứng, trơn cho phép khớp chuyển động gần như không ma sát. Cuối cùng, nếu sụn bị mòn hoàn toàn, xương sẽ cọ xát vào xương. Khi sụn khớp bị tổn thương, bề mặt khớp trở nên xù xì, thô ráp, lồi lõm mà không còn trơn nhẵn như trước. Theo thời gian, các sụn khớp ngày càng mỏng đi, sần sùi, … để trơ lại lớp xương nằm bên dưới. Các ụ xương, gai xương xuất hiện trên bề mặt xương có thể cọ xát lên lớp màng xương ở các đầu xương, gây ra tiếng lạo xạo và kèm theo đau.

Thoái hóa khớp là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm khô khớp.

Bên cạnh đó, viêm khô khớp còn có thể bị tác động bởi các tác nhân bên ngoài, cụ thể như :

  • Tuổi tác : Người có độ tuổi càng cao thì khả năng thoái hóa, viêm khô khớp càng lớn, trên 40 tuổi tỷ lệ này tăng nhanh hơn so với bình thường.
  • Giới tính : Phụ nữ có nhiều khả năng bị viêm xương khớp hơn, mặc dù không rõ nguyên nhân tại sao.
  • Thừa cân, béo phì : Khi cơ thể có cân nặng vượt quá sức chịu đựng của hệ cơ xương khớp, các khớp xương, đặc biệt là sụn khớp và xương dưới sụn lâu ngày sẽ yếu hơn, dần bị bào mòn và thoái hóa. Ngoài ra, mô mỡ tạo ra các protein có thể gây viêm có hại trong và xung quanh khớp.
  • Chấn thương khớp : Các chấn thương tác động từ bên ngoài gây tổn thương xương khớp như tai nạn lao động, tai nạn giao thông, té ngã, va đập mạnh,… có thể khiến sụn và xương dưới sụn bị tổn thương. Ngay cả những chấn thương đã xảy ra nhiều năm trước và dường như đã lành cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp.
  • Vết thương tái phát nhiều lần : Trong quá trình làm việc và hoạt động thể thao nếu có các tác động lặp đi lặp lại trên khớp, thì khớp đó có nguy cơ bị khô cứng và thoái hóa cao.
  • Yếu tố di truyền và bẩm sinh : Trong gia đình có tiền sử mắc bệnh thoái hóa xương khớp hay thoái hóa đa khớp, nguy cơ lây truyền sang các thế hệ tiếp theo qua hệ gen sẽ cao hơn người bình thường.
  • Dị dạng xương : Một số người sinh ra với khớp dị dạng hoặc sụn khiếm khuyết.
  • Một số bệnh lý về xương khớp : viêm khớp, bệnh gout, hoại tử xương,…
  • Nguyên nhân khác : những người trẻ tuổi không được cung cấp đủ vitamin và khoáng chất; ngoài ra, những người uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, sự thay đổi hormon như estrogen…

Chuẩn đoán và điều trị bệnh viêm khô khớp

Làm cách nào để chuẩn đoán bệnh viêm khô khớp?

Gặp bác sĩ là bước đầu tiên nếu bạn không biết chắc nên làm cách nào chẩn đoán các bệnh lý về khớp. Họ sẽ khám sức khỏe để kiểm tra chất lỏng xung quanh khớp, khớp nóng hoặc đỏ và phạm vi cử động hạn chế ở khớp.

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và Xquang hoặc cộng hưởng từ. Thường áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội Thấp khớp học Mỹ ACR 1991 đối với các vấn đề khớp của các khớp ngoại biên.

Đối với khớp gối là bệnh hay gặp nhất có 5 tiêu chuẩn chẩn đoán, bao gồm:

  1. Mọc gai xương ở rìa khớp (X quang);
  2. Dịch khớp là dịch thoái hoá;
  3. Tuổi trên 38;
  4. Cứng khớp dưới 30 phút;
  5. Lạo xạo khi cử động.

Chẩn đoán xác định khi có yếu tố 1,2,3,4 hoặc 1,2,5 hoặc 1,4,5.

Điều trị bệnh viêm khô khớp như thế nào?

Mục tiêu chính của việc điều trị là giảm cơn đau mà bạn đang gặp phải và ngăn ngừa tổn thương thêm cho khớp. Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn kết hợp nhiều phương pháp điều trị để kiểm soát cơn đau và đạt hiệu quả tốt nhất.

Điều trị không dùng thuốc

Điều trị bằng vật lý trị liệu. Có nhiều biện pháp vật lý trị liệu khác nhau như các liệu pháp tác động cơ học bao gồm xoa bóp, kéo nắn, bấm huyệt, có tác dụng giãn cơ, giảm đau. Các biện pháp dùng nhiệt như hồng ngoại, đắp bùn nóng, parafin làm giãn cơ, giảm đau và tăng cường tưới máu giúp khớp bị tổn thương phục hồi. Thủy liệu pháp bao gồm sử dụng nhiều loại nước có nguồn gốc tự nhiên nhưng có khả năng chữa bệnh như tắm nước khoáng, nước nóng, bơi lội. Có thể dùng các biện pháp khác như kích thích điện thần kinh qua da, châm cứu. Ngoài ra, có thể dùng các dụng cụ hỗ trợ khớp, cột sống như dụng cụ chỉnh hình, nẹp đai lưng.

Điều trị bằng thuốc

Thuốc giảm đau đơn thuần paracetamol. Các thuốc kháng viêm không steroid như nhóm meloxicam, nhóm coxib… thường được chỉ định trong đợt cấp và ngừng khi triệu chứng đau giảm để tránh tác dụng phụ của thuốc. Trong những đợt cấp có tràn dịch khớp, tiêm Corticosteroid cũng được chỉ định và cho kết quả tốt nhưng phải thực hiện trong điều kiện vô trùng nghiêm ngặt và không nên lạm dụng. Ngoài ra, nhóm thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm có thể cải thiện được tiến triển của bệnh khớp như glucosamine sulfate dạng tinh thể, diacerein, acid hyaluronic… các thuốc này đều cần được điều trị đủ liều theo hướng dẫn của các thầy thuốc.

Phẫu thuật thay khớp

Phẫu thuật thay khớp thường rất hiếm khi được áp dụng bởi ngoài việc phải chịu một khoản chi phí khá cao thì người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như : máu tụ, nhiễm trùng, động mạch và thần kinh bị tổn thương, một số người có thể bị dị ứng với các thành phần kim loại của khớp nhân tạo. Khớp nhân tạo có thể bị nới lỏng, hao mòn hoặc mất dần sự ổn định. Nếu cấy ghép khớp mới không thành công người bệnh có khả năng bị đau và cứng khớp liên tục sau phẫu thuật. Lúc này họ sẽ cần một thủ thuật khác để thay thế nó.

Tiêm acid hyaluronic nội khớp

Phương pháp tiêm này nhằm cung cấp acid hyaluronic là một thành phần của dịch khớp, giúp bôi trơn khớp, giảm ma sát, giảm xóc, làm khớp vận động trơn tru. Thông thường, bệnh nhân có thể được tiêm 3 – 5 mũi tiêm vào một khớp, mỗi mũi tiêm cách nhau 1 tuần, thường là tiêm vào khớp gối, vai. Phương pháp này được áp dụng với những trường hợp sau :

  • Khô khớp gối và vai do nguyên nhân thoái hóa ở mức độ trung bình
  • Người bệnh không dung nạp được thuốc giảm đau chống viêm

Do được tiêm trực tiếp vào khớp nên tác dụng của thuốc sẽ mạnh hơn và dễ gây tác dụng phụ không mong muốn :

  • Bị đau ở vị trí trên
  • Khớp bị tiêm trở nên ì, không tự sản sinh được dịch khớp tự nhiên, người bệnh nhiều khả năng phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc
  • Xuất hiện tình trạng chảy dịch khớp
Tiêm chất nhờn vào khớp có thể khiến người bệnh dễ dàng bị phụ thuộc vào thuốc

Những thay đổi lối sống nào có thể giúp những người bị viêm khô khớp?

– Giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý làm giảm nguy cơ phát triển viêm khớp và có thể giảm các triệu chứng nếu bạn đã mắc bệnh này.

– Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh là rất quan trọng để giảm cân. Lựa chọn một chế độ ăn uống có nhiều chất chống oxy hóa, chẳng hạn như trái cây tươi, rau và thảo mộc, có thể giúp giảm viêm. Các loại thực phẩm giảm viêm khác bao gồm cá và các loại hạt.

– Các loại thực phẩm cần giảm thiểu hoặc tránh nếu bạn bị viêm khớp bao gồm thực phẩm chiên, thực phẩm chế biến sẵn, các sản phẩm từ sữa và tiêu thụ nhiều thịt.

– Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng chế độ ăn không có gluten có thể cải thiện các triệu chứng và sự tiến triển của bệnh. Một nghiên cứu năm 2015 cũng khuyến nghị một chế độ ăn không chứa gluten cho tất cả những người được chẩn đoán mắc bệnh mô liên kết không biệt hóa.

-Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp xương khớp luôn linh hoạt. Bơi lội thường là một hình thức tập thể dục tốt cho những người bị viêm khớp vì nó không gây áp lực lên khớp của bạn như cách chạy và đi bộ. Duy trì hoạt động là quan trọng, nhưng bạn cũng nên nghỉ ngơi khi cần thiết và tránh làm việc quá sức.

– Trong chế độ ăn, nên ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, khoáng chất như : cá biển, mực, tôm, cua, rong biển hay những loại rau mồng tơi, đậu. Hạn chế đồ có cồn, bỏ hút thuốc lá, thuốc lào, bảo vệ khớp khỏi các chấn thương.

– Trong sinh hoạt hàng ngày, cần tránh các tư thế ngồi xổm, hạn chế lên xuống cầu thang, tránh cúi xuống nhấc vật nặng hay ngồi hàng giờ cong vẹo người ở tư thế xấu khi thêu, viết, may vá. Không nên làm động tác bẻ các ngón tay, khớp tay kêu lắc rắc vì sẽ làm chấn thương dây chằng hay mặt khớp. Không nên tập thể hình với động tác vác tạ quá nặng ở tư thế đứng hay ngồi. Tránh va chạm mạnh khi chơi các môn thể thao như đá bóng, bóng rổ.

– Nên tập thể dục đều đặn. Những lúc nghỉ giải lao giữa giờ làm việc, nên vươn người, co duỗi tay, chân tại chỗ, làm các bài tập thể dục nhẹ nhàng. Các bài tập tại nhà bạn có thể thử bao gồm :

  • Nghiêng đầu, xoay cổ và các bài tập khác để giảm đau cổ.
  • Uốn cong các ngón tay để giảm đau cho bàn tay của bạn.
  • Nâng chân, kéo căng gân và các bài tập dễ dàng khác cho bệnh viêm khớp gối.
Contact