Tình trạng dinh dưỡng của thai nhi chủ yếu phụ thuộc vào lượng thức ăn dung nạp vào cơ thể người mẹ. Các chuyên gia nhận định rằng, sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng có thể dẫn đến dị tật và sức khỏe kém cho cả mẹ và em bé.

Dinh dưỡng tốt trong thai kỳ được coi là thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của người mẹ và em bé. Vì thế phụ nữ nên bổ sung đủ chất dinh dưỡng để đáp ứng đủ nhu cầu của em bé và cơ thể.

So với các loại Vitamin tổng hợp thông thường, Vitamin tổng hợp dành riêng cho thai kì được thiết kế đặc biệt giúp hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn cho mẹ và thai nhi. Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và duy trì cân nặng hợp lý (1).

Hạn chế một số bệnh lý thai kỳ

Bổ sung Canxi và Magiê có thể làm giảm nguy cơ sinh con nhẹ cân và mức độ nghiêm trọng của tiền sản giật. Thiếu Vitamin B6 có liên quan đến tiền sản giật, không dung nạp carbohydrate trong thai kỳ. Nồng độ Vitamin C thấp dường như làm tăng nguy cơ tiền sản giật. Bổ sung Vitamin D trong 3 tháng đầu ở phụ nữ mang thai cũng giúp giảm tỷ lệ phát sinh tiền sản giật (2).

Phụ nữ được bổ sung vitamin tổng hợp ở giai đoạn đầu cùng với sắt và Acid Folic (Vitamin B9) giảm nguy cơ thai chết lưu (3). Bổ sung Beta-Carotene tác dụng bảo vệ chống lại viêm âm đạo do vi khuẩn trong 3 tháng giữa thai kỳ và 3 tháng sau sinh (4). Nồng độ Alpha-Tocopherol trong huyết tương cao ở tuần 28 giúp giảm gần 3 lần nguy cơ sinh con so với tuổi thai (5). Bổ sung Đồng và Kẽm khi mang thai sẽ làm giảm sinh non và tăng trọng lượng trung bình của bé khi sinh (15).

Buồn nôn và nôn mửa thường gặp khi mang thai. Gừng (Ginger) vừa an toàn vừa hiệu quả để điều trị chứng buồn nôn và nôn do thai nghén (6).

Bổ sung Inositol giúp kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa bệnh đái tháo đường thai kỳ (7).

Ngăn ngừa dị tật thai nhi

Trung tâm Quốc gia về Khuyết tật bẩm sinh và Khuyết tật Phát triển của CDC Hoa Kỳ khuyến cáo rằng, vì tỷ lệ có thai ngoài ý muốn chiếm rất cao nên mọi phụ nữ nên bổ sung ít nhất 400 mcg Acid Folic hàng ngày để ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh và nứt đốt sống ở thai nhi (8). Đồng thời, bổ sung acid folic cho bà mẹ trong giai đoạn 3 tháng đầu làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim bẩm sinh ở trẻ (9).

Giúp thai nhi phát triển toàn diện

  • Canxi: xây dựng xương và răng của bé chắc khỏe.
  • Sắt: tăng sản sinh tế bào hồng cầu cung cấp oxy cho thai nhi.
  • Iốt: cần thiết cho sự phát triển não bộ khỏe mạnh của trẻ.
  • Choline: quan trọng cho sự phát triển não và tủy sống của thai nhi.
  • Vitamin A (Beta-Carotene): giúp làn da và thị lực khỏe mạnh, giúp phát triển xương của bé.
  • Vitamin C: thúc đẩy nướu, răng và xương khỏe mạnh.
  • Vitamin D: xây dựng xương và răng của thai nhi, giúp tăng cường thị lực và làn da khỏe mạnh.
  • Vitamin E (Alpha-Tocopherol): bổ sung một lượng vừa đủ giúp gia tăng lưu lượng máu, cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi tốt hơn.
  • Vitamin B1 (Thiamin): Cần thiết cho sự phát triển trí não của bé.
  • Vitamin B2 (Riboflavin): thúc đẩy sự phát triển của em bé, thị lực tốt và làn da khỏe mạnh. Nó cũng cần thiết cho sự phát triển xương, cơ và thần kinh của bé. 
  • Vitamin B3 (Niacin): cải thiện tiêu hóa và chuyển hóa chất dinh dưỡng ở người mẹ, giúp tăng hấp thu cho con.
  • Vitamin B6 (Pyridoxin): giúp hình thành các tế bào hồng cầu, giúp cơ thể sử dụng protein, chất béo và carbohydrate.
  • Vitamin B12 (Cyanocobalamin): duy trì hệ thần kinh, giúp hình thành các tế bào hồng cầu cho trẻ sơ sinh.
  • Acid Folic: giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh của não và cột sống, hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển chung của thai nhi và nhau thai.
  • Dầu cá chứa Acid Docosahexaenoic (DHA) và Acid Eicosapentaenoic (EPA): hai acid béo thiết yếu rất quan trọng cho sự phát triển trí não của bé. (6), (10), (11), (12), (13)

Hỗ trợ quá trình mang thai thuận lợi

  • Vitamin B2: giữ cho đôi mắt của bạn khỏe mạnh và làn da của bạn sáng và tươi.
  • Vitamin B3: cải thiện tiêu hóa và có thể giảm ốm nghén và buồn nôn.
  • Vitamin B5: giúp tạo ra các hormone thai kỳ và giảm bớt chứng chuột rút ở chân .
  • Vitamin B7: cần thiết để tạo thành các enzym giúp phân hủy protein, carbohydrate và chất béo, đảm bảo quá trình chuyển hoá năng lượng của người mẹ.
  • Spirulina (tảo xoắn): cải thiện nồng độ hemoglobin trong cơ thể, ngăn ngừa thiếu máu và mệt mỏi khi mang thai. 
  • Boron: xúc tác cho nhiều phản ứng và rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng như Canxi, Magiê và Vitamin D. (6), (14), (15)

Khi mang thai nhu cầu dinh dưỡng vi lượng và đa lượng của phụ nữ tăng lên, nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi đang phát triển và nhu cầu dinh dưỡng gia tăng của cơ thể người mẹ. Vitamin và khoáng chất đóng một vai trò quan trọng trong các giai đoạn phát triển khác nhau thai kỳ thông qua việc truyền tín hiệu của tế bào giữa mẹ và con. Chúng là một phần thiết yếu đối với sức khỏe, sự sống còn của em bé đang lớn và sức khỏe hạnh phúc người mẹ.

Tài liệu khoa học tham khảo:

1. Theo Nhà xuất bản Đại học Oxford

https://academic.oup.com/nutritionreviews/article/78/10/813/5700577

2. Tạp chí Sản phụ khoa và Sinh sản Châu Âu

https://www.ejog.org/article/S0301-2115(12)00287-4/fulltext#back-bib0130

3. Cơ sở Dữ liệu học tập trực tuyến – trực thuộc Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ 

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27150280

4. Trung tâm Quốc gia về Thông tin Công nghệ sinh học – Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ 

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/labs/pmc/articles/PMC7513584

5. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/labs/pmc/articles/PMC1876684/

6. Chuyên trang sức khỏe y tế đạt chứng chỉ HON 

https://www.healthline.com/nutrition/supplements-during-pregnancy#safe-supplements

7. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/labs/pmc/articles/PMC6823013/

8. Trung tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ 

https://www.cdc.gov/ncbddd/folicacid/features/folic-acid-helps-prevent-some-birth-defects.html

9. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/labs/pmc/articles/PMC5690601/

10. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/labs/pmc/articles/PMC6722688/

11. Đại học sản phụ khoa Hoa Kỳ 

https://www.acog.org/womens-health/faqs/nutrition-during-pregnancy

12. Chuyên trang thông tin mang thai và nuôi dạy con cái Hoa Kỳ 

https://www.babycenter.com/pregnancy/diet-and-fitness/riboflavin-in-your-pregnancy-diet_672

13. https://www.healthline.com/health/pregnancy/b-vitamins#riboflavin

14. Chuyên trang Dinh dưỡng và nuôi dạy con cái 

https://parenting.firstcry.com/articles/consuming-spirulina-during-pregnancy-is-it-safe

15. Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ 

Contact